Trần nhựa thả đã trở thành một trong những lối kiến trúc phổ biến hiện nay. Khi lắp đặt trần nhựa, không gian của gia đình sẽ trở nên sáng tạo hơn bởi các mẫu mã ở đây vô cùng đa dạng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu loại vật liệu này và các ưu điểm của nó trong việc ứng ốp trần nhà nhé!

1. Trần nhựa thả là gì?

Trần nhựa thả chính là trần được thiết kế thế với một phần thanh xương của khung lộ ra bên ngoài. Loại trần này có tác dụng chính trong việc che đi các chi tiết về kỹ thuật như đường ống nước, dây điện,… dưới lớp trần bê tông hoặc dưới mái ngói, mái tôn.

Trần nhựa thả là loại trần nhựa quen thuộc
Trần nhựa thả là loại trần nhựa quen thuộc

Thao tác lắp trần này khá đơn giản. Sau khi thợ thi công xong phần khung xương (được định hình bằng nhiều ô chữ nhật hoặc ô vuông) thì họ tiến hành thả các tấm trần vào các ô.

Xem thêm: 50+ mẫu trần nhựa PVC Nano siêu đẹp

2. Ưu điểm của trần thả nhựa

Có thể thấy rằng tấm trần thả bằng nhựa đã có nhiều ưu điểm nổi bật hơn so với việc lắp các tấm trần bằng gỗ.

  • Trần nhựa tấm thả có thiết kế đa dạng, áp dụng được cho nhiều phong cách khác nhau, từ hiện đại đến cổ kính,… Nếu như bạn muốn tăng thêm được tính thẩm mỹ của trần nhà thì bạn có thể dùng thêm tấm ốp trần hoặc phào nẹp PU(Polyurethane). Những chi tiết này sẽ giúp cho tấm trần nhựa thêm phần tinh tế, bắt mắt.
  • Tấm trần nhựa thả có thiết kế khá nhẹ, chất nhựa mềm dẻo, dễ dàng uốn nắn, tiết kiệm được thời gian và công sức.
  • Tấm trần nhựa có độ bền cao do được phủ một lớp PVDF, có khả năng cách âm tốt và an toàn cho sức khỏe người dùng. Đặc biệt hơn tấm nhựa này sẽ không bị mối ăn mòn, bền bỉ theo thời gian.
  • Tuổi thọ của một tấm trần nhựa thả có thể lên đến 10 đến 25 năm.

3. Phân loại trần nhựa

Phân loại trần nhựa
Phân loại trần nhựa

Việc phân loại trần nhựa sẽ giúp cho bạn chọn được một loại vật liệu phù hợp với nhu cầu và tiêu chí của gia đình. Sau đây là những tiêu chí để phân loại trần nhựa thả – nội thất Việt Ánh:

3.1. Dựa vào xuất xứ

Dựa vào xuất xứ thì sẽ được chia thành hai loại là trần nhựa ngoại nhập và trần nhựa nội địa. Trong đó:

  • Trần nhựa ngoại nhập: Được nhập khẩu từ các nước như Đức, Hàn, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là loại được nhiều người ưa chuộng ở Việt Nam.
  • Trần nhựa nội địa: Được sản xuất dựa trên công nghệ dây chuyền từ nước ngoài hay các liên doanh.

3.2. Dựa vào kích thước:

Dựa vào kích thước của trần nhựa thả thường có ba loại kích thước:

  • Trần nhựa 600×600 mm.
  • Trần nhựa 600×1200 mm.
  • Trần nhựa 1200×2400 mm.

3.3. Dựa vào kiểu dáng:

Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều loại trần nhựa với mẫu mã đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Trong đó bao gồm:

  • Trần nhựa thông thường: Là trần nhựa có màu sắc đơn giản, thường là màu trắng và không có họa tiết.
Trần nhựa có nhiều màu sắc
Trần nhựa có nhiều màu sắc
  • Trần nhựa giả vân: Đây là loại trần nhựa các bề mặt là các họa tiết được in lên. Bên trên của tấm trần nhựa này được phủ một lớp bảo vệ, chống dính. Có ba loại chính là trần nhựa vân đá, trần nhựa vân gỗ, trần nhựa giả da.

Xem thêm: Những thông tin về trần nhựa giả gỗ PVC

3.4. Dựa vào chất liệu:

Dựa vào chất liệu của trần nhựa thả, trên thị trường sẽ chia thành các tiêu chí sau:

  • Trần nhựa không xốp: Được thiết kế đơn giản, dễ dàng trong việc làm sạch, giá thành lại rẻ.
  • Trần nhựa có xốp: Trần nhựa có xốp được thiết kế tương tự như trần nhựa không xốp, tuy nhiên chúng sẽ được lắp thêm tấm xốp chống nóng và cách nhiệt tốt.
  • Trần nhựa cách âm: Có khả năng cách âm hiệu quả và chống ồn cao. Trần nhựa này thích hợp với các đô thị lớn.

4. Quy trình thi công trần nhựa thả

Việc thi công trần nhựa thả có thể được thực hiện tại nhà nếu như bạn đã có kinh nghiệm và đủ dụng cụ để hành nghề. Quy trình thi công như sau:

4.1. Xác định độ cao trần

Để cho việc thi công trở nên chính xác hơn thì điều đầu tiên mà bạn cần làm chính là xác định độ cao của trần nhà.

Đo chiều cao của trần
Đo chiều cao của trần

Thông thường thợ thi công sẽ dùng laze hoặc ống Nivo để xác định chiều cao. Sau đó bạn tiến hành lấy dấu từ vị trí của mặt bằng trên cột hoặc vách và thường vạch cao độ ở mặt dưới của phào.

Xem thêm: Thi công tấm ốp trần nhựa giả đá mới nhất

4.2. Lắp cố định phào bo

Bước tiếp theo trong việc lắp trần nhựa thả chính là lắp cố định phào bo xung quanh tường. Sau khi xác định được vị trí của tường, bạn cần lắp khung phào xung quanh. Sau đó bạn cần phải cố định phào nẹp vào 4 bức tường bằng đinh vít.

Sau đó chính là giai đoạn cần phải treo khung trần. Bạn có thể treo khung trần lên các xà gồ mái bằng dây thép chuyên dụng (đối với mái tôn hoặc mái ngói). Riêng đối với mái bê tông, thì bạn cần dùng khoan và treo Fat 2 lỗ phía bên trên mặt trần.

Khi đã lắp ghép xong các xương thì phải đảm bảo khoảng cách giữa chúng tối thiểu 80cm, tối đa 100 cm tùy theo kiến trúc của từng công trình. Bạn dùng máy khoan hoặc búa đóng đinh thép cố định cho phào lên tường, đảm bảo khoảng cách giữa các lỗ đinh sao cho nhỏ hơn 50cm (đảm bảo độ vững của phào trần).

4.3. Treo xương trần

Treo xương trần lên
Treo xương trần lên

Tiếp theo trong việc lắp trần nhựa thả chính là treo xương trần. Bạn cần chuẩn bị dây thép từ 1.5 – 2m để treo lên xà gồ mái (đối với mái trần là mái xi măng hoặc mái tôn). Riêng đối với mái Trần là mái xi măng thì bạn dùng khoan bê tông để treo Fat 2 lỗ trên mặt trần.

Lưu ý khoảng cách giữa các xương sẽ từ 80cm – 100cm tùy theo kiến trúc của công trình.

Sau đó, bạn treo xương dọc theo mặt bằng của công trình có xương ngang với khoảng cách từ 2m đến 3m cho 1 xương ngang và 1 xương chống nối từ mái trần xuống mặt trần.

4.4. Lắp đặt tấm trần

Bước cuối cùng khi bạn lắp trần nhựa thả. Dùng thước đo chiều rộng của mặt bằng thi công sau đó trừ 5mm để trừ hao, lấy số đo cắt nhựa lắp đặt theo chiều vuông với xương dùng dây thép hoặc vít cố định.

5. Lưu ý khi thi công trần thả nhựa

Sau đây là một vài lưu ý khi thi công trần thả nhựa mà bạn cần biết:

  • Trước khi thi công trần thả thì bạn cần phải kiểm tra cẩn thận xem mái tôn hoặc mái ngói phía trên đã đạt tiêu chuẩn hay chưa.
Lưu ý khi thi công trần nhựa
Lưu ý khi thi công trần nhựa
  • Bạn phải đảm bảo rằng mái tôn không thấm nước, không rò rỉ, kiểm tra mái kỹ càng để không bị chuột hay bọ kẹt trong trần.
  • Bên cạnh việc quan tâm đến mẫu trần nhựa thả đẹp thì bạn cần chú ý đến chất lượng của sản phẩm. Việc này sẽ giúp bạn lựa chọn đúng loại trần, phù hợp với nhu cầu và cấu trúc của ngôi nhà.
  • Tìm hiểu và nắm bắt tất cả những thông tin về quá trình lắp trần nhựa thả, các thông số kỹ thuật cần biết để đảm bảo độ an toàn trong quá trình thi công.

6. Báo giá trần thả nhựa

Báo giá tấm nhựa ốp tường PVC Nano Nội Thất Việt Ánh
Báo giá tấm nhựa ốp tường PVC Nano Nội Thất Việt Ánh

7. Kết luận

Bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu thêm về ưu điểm của trần nhựa thả cũng như cách lắp đặt chúng tại nhà. Tuy nhiên để có thể lắp đặt đạt tiêu chuẩn an toàn trong thi công thì bạn cần phải có một lượng kiến thức nhất định về công trình.

Nếu như bạn cảm thấy mình đã tốn quá nhiều thời gian mà vẫn không đảm bảo được chất lượng thì có thể liên hệ đến nội thất Việt Ánh để được hỗ trợ. Nội thất Việt Ánh còn chuyên trong việc cung cấp các loại trần nhựa đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng!