Hiện nay nhu cầu làm đẹp không gian sống tăng cao, dẫn đến việc nhiều người quan tâm đến kiến trúc, tính thẩm mỹ hơn khi trước rất nhiều. Nếu như lúc trước chúng ta xây trần nhà bạn thạch anh, đá thì bây giờ nhiều người đã chuyển qua dùng trần nhựa giả gỗ PVC. Bài viết sau đây sẽ lý giải cho bạn vì sao loại vật liệu này lại trở nên phổ biến đến vậy!

1. Trần nhựa giả gỗ PVC là gì?

Trần nhựa giả gỗ PVC(Polyvinylchloride) – nội thất Việt Ánh là tên loại của một tấm trần nhựa. Đây là loại tấm ốp trần nhựa giả gỗ cao cấp, được làm từ nhựa cao cấp, không gây ô nhiễm môi trường và có thể sử dụng bền bỉ.

Trần nhựa giả gỗ PVC là gì?
Trần nhựa giả gỗ PVC là gì?

Vật liệu này sẽ có bề ngoài là một tấm lớp giả màu vân gỗ tự nhiên. Nếu như bạn chỉ nhìn bằng mắt thường thì bạn sẽ khó phân biệt giữa tấm trần nhựa giả gỗ PVC và tấm gỗ thật. Bạn có thể cảm nhận bằng việc dùng tay để sờ vào để phân biệt.

Hiện nay việc ứng dụng trần nhựa giả gỗ PVC ngày càng phổ biến, có thể thay thế được các loại trần gỗ truyền thống. Khi lắp đặt trong không gian bằng tấm trần nhựa này, không gian của bạn sẽ trở nên thu hút hơn và ấn tượng hơn.

Xem thêm: 50+ mẫu trần nhựa PVC Nano siêu đẹp

2. Cấu tạo tấm trần nhựa giả gỗ PVC có gì đặc biệt

Tùy theo nơi sản xuất và dây chuyền sản xuất sẽ quy định cấu tạo của tấm trần nhựa giả gỗ PVC có bao nhiêu lớp. Hiện nay đa phần sẽ dao động từ 4 đến 6 lớp/tấm. Cấu tạo của tấm nhựa giả gỗ như sau:

  • Lớp bảo vệ bề mặt PU: Là lớp UV phủ trên bề mặt tấm nhựa giả gỗ có tác dụng làm cứng và tăng sức căng bề mặt, tăng độ bóng của tấm nhựa và tuổi thọ.
  • Lớp làm nổi PVC: Sau lớp bảo vệ chính là lớp làm nổi trong suốt, có tác dụng chống trơn trượt, nấm mốc, mài mòn, chống nước và không bị bay màu.
Lớp vân gỗ độc đáo
Lớp vân gỗ độc đáo
  • Lớp giấy vân gỗ: Đây là lớp tạo ra nhiều màu sắc giống với vân gỗ tự nhiên.
  • Lớp nhựa lõi (Lõi PVC): Đây là lớp được tạo thành chủ yếu bởi nhựa pvc, chống cong vênh khi nhiệt độ thay đổi, có độ đàn hồi tốt, chống cháy lan và khả năng chịu lực cực cao.
  • Lớp đế nhựa (đế PVC): Lớp này cũng được làm chủ yếu từ nhựa pvc, nhờ vào lớp keo chuyên dụng sẽ tạo được độ bền cho tấm nhựa, chống sự thay đổi từ tác nhân bên ngoài.

3. Ưu điểm của trần nhựa giả gỗ

Có thể thấy rằng không phải tự nhiên mà tấm nhựa giả gỗ lại được nhiều người yêu thích và sử dụng trong việc ốp trần nhà đến vậy. Sau đây là một số ưu điểm của trần nhà nhựa giả gỗ!

  • Đầu tiên có thể dễ thấy nhất chính là chi phí bỏ ra hoặc khi bạn lắp trần nhựa giả gỗ PVC sẽ luôn ít tốn kém hơn gỗ thật. Đối với những loại ván gỗ thông thường trên thị trường sẽ có mức giá khá cao. Những người có thu nhập không quá cao sẽ khó để có thể sử dụng các loại này.
  • Vì đây là tấm nhựa kháng nước cho nên không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ, thích nghi được điều kiện khí hậu hay thay đổi như ở Việt Nam
Không bị cong vênh sau thời gian dài sử dụng
Không bị cong vênh sau thời gian dài sử dụng
  • Do tấm trần nhựa giả gỗ PVC được cấu tạo từ loại nhựa đặc biệt, không bị cong vênh sau thời gian dài sử dụng.
  • Lớp bề mặt đã được phủ bóng bởi lớp bảo vệ chuyên dụng, giúp bạn dễ dàng vệ sinh, lau chùi.
  • Mẫu mã đa dạng để bạn có thể lựa chọn. Nếu như so với việc sử dụng gỗ tự nhiên thì chúng sẽ không có sự đồng bộ ở màu sắc, vân gỗ. Tuy nhiên nếu như bạn sử dụng tấm trần nhựa giả gỗ thì bạn có thể chọn được những mẫu có sự đồng đều ở hoa văn.
  • Sản phẩm không chứa các chất độc hại với môi trường nên bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng.

4. Cách thi công trần nhựa giả gỗ PVC

Việc thi công trần nhựa giả gỗ sẽ không đòi hỏi sự phức tạp như trần thạch cao hay trần gỗ,… Với 7 bước hướng dẫn dưới đây, bạn có thể tự lắp trần nhựa giả gỗ, giúp tối ưu được chi phí nhân công hiệu quả.

Xem thêm: Cách lắp đặt Ốp trần nhựa thả tại nhà

4.1. Bước 1: Xác định vị trí và độ cao trần

Bạn cần đo đạc trần nhà đầu tiên
Bạn cần đo đạc trần nhà đầu tiên

Theo cách thi công trần nhựa giả gỗ thì trước khi tiến hành lắp đặt bạn cần phải xác định được vị trí thi công cũng như không gian, các vị trí lắp khung để chúng có thể phát huy tối đa được khả năng: chống ồn, cách âm, cách nhiệt,…

Theo các chuyên gia thì bạn có thể sử dụng máy laze hoặc ống divo để đo chiều cao của trần. Đối với nhà lợp mái tôn hay mái fibro xi măng, khoảng cách giữa đỉnh mái với trần tối thiểu phải là 1.5m.

4.2. Bước 2: Cố định thanh viền

Tùy theo từng loại vách tường bạn có thể sử dụng khoan tay hoặc búa đóng đinh để cố định thanh viền theo độ cao từ trước. Lưu ý rằng khoảng cách giữa 2 lỗ đinh không quá 30cm để đảm bảo được độ vững chắc.

Khi bạn lắp ghép các khung xương, bạn cần giữ khoảng cách tối thiểu giữa các xương 80cm và tối đa sẽ là 100cm. Riêng các xương ngang thì khoảng cách từ 2 – 3m một xương. Với những công trình, kiến trúc mái rộng để lưu ý lắp xương chống từ mái trần xuống mặt trần.

4.3. Bước 3: Phân chia ô

Tiếp theo chúng ta sẽ quan tâm đến việc phân chia ô trần nhựa giả gỗ PVC. Khoảng cách ô hợp lý sẽ là 60x60cm và 61x61cm

4.4. Bước 4: Xác định điểm treo ty

Xác định điểm treo ty rất quan trọng
Xác định điểm treo ty rất quan trọng

Ty treo trần hay còn gọi là thanh ren, là một chi tiết quan trọng trong việc lắp ghép, thường được sử dụng trong gia công cơ khí hay thi công xây dựng. Ty treo trần là một thanh thẳng, dài từ 1 đến 3m, dùng chủ yếu để liên kết các kết cấu phụ và kết cấu cố định.

  • Khoảng cách các điểm treo trên thanh chính là ≤ 120cm
  • Khoảng cách từ tường hoặc vách tới móc thanh chính đầu tiên là ≤ 61cm.

Đối với nhà lợp mái tôn, ty treo trần có thể liên kết trực tiếp với xà gồ và dùng pát 2 lỗ. Đối với trần bê tông, bạn cần dùng khoan để khoan trực tiếp trước khi lắp trần nhựa giả gỗ PVC. Sau đó, bạn dùng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng cỡ treo tỷ đã gắn tang – đơ theo độ cao trần mà bạn đã xác định.

4.5. Bước 5: Lắp đặt khung

Bước 5 trong quá trình lắp đặt trần nhựa giả gỗ PVC chính là lắp khung. Các thanh chính và thanh phụ của trần được liên kết với nhau bằng cách gắn đầu ngầm của thanh này với thanh kia. Khoảng cách giữa 2 thanh là ≤ 122cm.

4.6. Bước 6: Căn chỉnh khung

Căn chỉnh lại khung
Căn chỉnh lại khung

Sau khi đã lắp xong thanh phụ và thanh chính, bạn cần cân đối lại, điều chỉnh khung sao cho ngay ngắn và thẳng hàng, điều chỉnh tang – đơ.

4.7. Bước 7: Lắp trần nhựa giả gỗ PVC

Bước cuối cùng trong việc lắp đặt trần nhựa giả gỗ PVC chính là ghép những tấm trần vào khung xương, dùng dây thép hoặc đinh vít để cố định lại tấm nhựa. Bạn cần khéo léo khi lắp đặt các tấm trần, khóa phải ăn khớp với nhau để đảm bảo độ an toàn.

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu trần nhựa giật cấp

5. Báo giá thi công trần nhựa giả gỗ PVC

Báo giá tấm nhựa ốp tường PVC Nano Nội Thất Việt Ánh
Báo giá tấm nhựa ốp tường PVC Nano Nội Thất Việt Ánh

5. Lời kết

Bài viết trên đã giúp cho bạn hiểu thêm về những ưu điểm khi lắp trần nhựa giả gỗ PVC. Trong quá trình thi công bạn cần phải đảm bảo được yếu tố an toàn và độ chính xác. Tuy nhiên nếu như bạn không chuyên trong việc này thì bạn có thể liên hệ đến Việt Ánh để được tư vấn và hỗ trợ lắp đặt.
Đến Việt Ánh, bên cạnh việc bạn được hỗ trợ thi công, bạn còn được tư vấn các mẫu mã sao cho phù hợp với nhu cầu của mình. Đơn vị còn là một trong những nơi có giá thành phải chăng, chất lượng cực tốt trên thị trường.